Pages

When Harry Met Sally...

When Harry Met Sally...

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
When Harry Met Sally...

Áp phích phim
Đạo diễn Rob Reiner
Sản xuất Andrew Scheinman
Rob Reiner
Tác giả Nora Ephron
Diễn viên Billy Crystal
Meg Ryan
Carrie Fisher
Bruno Kirby
Âm nhạc Marc Shaiman
Quay phim Barry Sonnenfeld
Dựng phim Robert Leighton
Phát hành Columbia Pictures
Công chiếu 12 tháng 7 năm 1989 (hạn chế)
21 tháng 7 năm 1989 (đồng loạt)[1]
Độ dài 96 phút
Quốc gia Cờ Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Ngôn ngữ Tiếng Anh
Kinh phí 16 triệu USD
Doanh thu 93 triệu USD[2]
When Harry Met Sally... (tạm dịch: Khi Harry gặp Sally...) là một tác phẩm điện ảnh Mỹ sản xuất năm 1989 do Nora Ephron viết kịch bảnRob Reiner đạo diễn. Đây là bộ phim tình cảm hài xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật Harry (do Billy Crystal thủ vai) và Sally (do Meg Ryan thủ vai) từ lần gặp mặt đầu tiên của họ trong chuyến đi từ Đại học Chicago lên New York cho đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người 12 năm sau đó ở New York. Phim được nhớ tới với nhiều câu thoại dí dỏm, sự phối hợp diễn xuất ăn ý của Crystal và Ryan cùng những cảnh quay rất đẹp về thành phố New York. Sau khi công chiếu bộ phim đã được cả công chúng và giới phê bình đánh giá khá cao, đồng thời đem lại cho tác giả kịch bản Nora Ephron một số giải thưởng và đề cử tại giải BAFTAgiải Oscar. Năm 2000 When Harry Met Sally... được bầu chọn đứng thứ 23 trong Danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ, câu thoại "I'll have what she's having." của phim cũng đứng trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ. Năm 2004 phim đã được dựng thành tác phẩm sân khấu và Bollywood làm lại với cái tên Hum Tum.

Mục lục

  • 1 Nhân vật
  • 2 Nội dung
  • 3 Sản xuất
    • 3.1 Kịch bản
    • 3.2 Quay phim
  • 4 Nhạc phim
  • 5 Phát hành
  • 6 Đánh giá
  • 7 Giải thưởng
  • 8 Chuyển thể khác
  • 9 DVD
  • 10 Tham khảo
  • 11 Liên kết ngoài

Nhân vật

  • Billy Crystal vai Harry Burns: Nhân vật nam chính của phim. Harry làm việc cho một công ty cố vấn chính trị nhỏ. Anh có quan niệm khá bảo thủ về quan hệ nam - nữ khi cho rằng không thể tồn tại tình bạn khác giới vì luôn có yếu tố tình dục chi phối. Tuy vậy trong cuộc sống Harry là người vui tính và thoải mái.
  • Meg Ryan vai Sally Albright: Nhân vật nữ chính của phim. Sally là một nhà báo thường viết bài cho tờ New York Magazine. Ngược với Harry, Sally khẳng định hoàn toàn có thể tồn tại tình bạn đơn thuần giữa nam và nữ giới. Cô là người cực kì kỹ tính trong ăn uống, mà theo Harry là cô có thể gọi món "tốt hơn là bếp trưởng có thể tưởng tượng ra".
  • Carrie Fisher vai Marie: Bạn thân của Sally. Nếu như Sally luôn thờ ơ trong chuyện tìm bạn đời thì Marie lại luôn sốt sắng tìm cho mình một người phù hợp, kể cả cho đó có là một người đã có vợ. Marie có một điểm chung với Harry, họ đều là người bang New Jersey.
  • Bruno Kirby vai Jess: Bạn thân của Harry. Anh cũng là nhà báo như Sally. Ngay lần đầu gặp gỡ Jess và Marie đã tỏ ra hợp với nhau và họ quyết định tiến đến đám cưới chỉ ba tháng sau lần hẹn đầu tiên.

Nội dung

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Chuyện phim bắt đầu năm 1977 khi Harry Burns và Sally Albright dùng chung xe để đi từ Đại học Chicago đến thành phố New York tìm kiếm cơ hội. Trong chuyến hành trình dài 18 tiếng, hai người tranh luận về mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, theo Harry: "Đàn ông và đàn bà không bao giờ có thể trở thành bạn bè vì vấn đề tình dục luôn xen vào giữa mối quan hệ của họ"[3] trong khi Sally lại cho rằng hai phái hoàn toàn có thể trở thành bạn bè mà không dính dáng đến chuyện tình dục. Sự xung đột về quan điểm này sau đó được lặp lại nhiều lần trong bộ phim. Giữa chuyến đi Sally cũng bộc lộ cá tính cầu kỳ của cô qua việc chọn lựa đồ ăn, điều làm Harry ngạc nhiên và tỏ ý không thích. Ngay đến quan điểm về bộ phim yêu thích chung, Casablanca, của Sally và Harry cũng hoàn toàn trái ngược nhau. Khi đến New York hai người chia tay khá gượng gạo, họ không hề có ý định gặp lại nhau ở thành phố xa lạ này.
Năm năm sau Harry và Sally tình cờ đi cùng một chuyến bay, cả hai lúc này đều đang hẹn hò, bạn trai của Sally là Joe, người ở cùng nhà với Harry trước đây. Trong lần nói chuyện thứ hai, Harry tỏ ra thay đổi quan điểm về mối quan hệ nam-nữ, anh đề nghị được kết bạn với Sally nhưng cô tỏ ra thờ ơ và họ lại chia tay nhau mà không hẹn ngày gặp lại.
Đúng năm năm sau lần gặp thứ hai, Harry bất ngờ gặp Sally và bạn cô trong một hiệu sách ở New York. Sally đã chia tay Joe, còn Harry cũng vừa ly dị. Cuối cùng trong lần thứ ba này hai người cũng quyết định trở thành bạn bè sau cuộc nói chuyện về những mối quan hệ cũ của nhau tại quán cà phê. Harry và Sally bắt đầu cùng đi bảo tàng, ăn tối và nói chuyện điện thoại buổi đêm. Lần đầu tiên Harry và Sally thực sự tỏ ra bị người kia hấp dẫn là trong bữa tiệc cuối năm, tuy nhiên họ vẫn cố giữ tình bạn và thậm chí còn định giới thiệu cho đối phương người bạn thân nhất của nhau. Trong cuộc gặp mặt giữa Harry và bạn thân của anh, Jess, với Sally và bạn thân của cô, Marie, chuyện dở khóc dở cười lại xảy ra khi thay vì để ý đến người được giới thiệu, Jess và Marie lại tỏ ra vô cùng hợp nhau và đẩy Harry cùng Sally đến chỗ vừa không giới thiệu thành công, vừa mất đi người bạn "độc thân" cùng mình.
Một đêm, bất ngờ Sally gọi điện cho Harry, cô khóc và đề nghị anh đến an ủi cô vì Joe, người từng chia tay cô vì không muốn lập gia đình, lại chuẩn bị cưới vợ. Không kiềm chế được tình cảm, họ ngủ với nhau để rồi thức dậy sáng hôm sau đều với tâm trạng bối rối. Sự kiện này khiến quan hệ tốt đẹp giữa Harry và Sally trở nên căng thẳng, họ không nói chuyện với nhau suốt nhiều tuần lễ. Trong đêm cuối năm, Sally lạc lõng một mình trong bữa tiệc thường niên còn Harry lang thang một mình trên những con phố vắng lặng của New York. Harry hồi tưởng lại những cuộc nói chuyện của hai người và chợt nhận ra rằng mình không thể sống thiếu Sally, anh chạy tới bữa tiệc cùng lúc cô đang chuẩn bị rời khỏi đó. Harry nói thật với Sally rằng anh yêu cô, yêu những cuộc nói chuyện của hai người và cả những thói quen kì quặc của cô. Hai người ôm và hôn nhau thắm thiết.
Xen giữa phim là những đoạn trò chuyện ngắn của các cặp vợ chồng già về việc làm thế nào họ đến được với nhau. Phim kết thúc bằng cuộc trò chuyện của Harry và Sally, trong đó hai người nói rằng họ chỉ cần ba tháng để làm đám cưới, nhưng đó là ba tháng cho mười hai năm chờ đợi.
Hết phần cho biết trước nội dung.

Sản xuất

Kịch bản

Năm 1984, đạo diễn Rob Reiner, nhà sản xuất Andy Scheinman và biên kịch Nora Ephron bắt đầu bàn về một bộ phim chung của ba người[4]. Họ nảy ra ý định lấy chất liệu từ chính cuộc sống độc thân của Reiner và Scheinman, Reiner nhớ lại: "Tôi lúc này đang sống độc thân sau khi ly dị được một thời gian ngắn và trải qua những mối quan hệ tình cảm tồi tệ"[5][6]. Reiner nói rằng ông muốn làm một bộ phim về hai người muốn trở thành bạn bè mà không dính dáng đến tình dục vì sợ làm hỏng mối quan hệ để rồi cuối cùng họ lại ngủ với nhau[4]. Ephron cảm thấy thích ý tưởng này và bà bắt đầu phỏng vấn Reiner cũng như Scheinman để lấy chất liệu viết kịch bản. Khi Billy Crystal được chọn vào vai Harry, anh cũng đóng góp ý tưởng về chuyện biến nhân vật của mình, dù là người ly dị vợ và trải qua nhiều mối quan hệ thất bại, trở thành một người có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ephron còn tham khảo cả ý kiến những nhân viên trong công ty sản xuất phim về mối quan hệ tình cảm của họ, bà đã đưa một số chi tiết từ các ý kiến này vào những đoạn trò chuyện ngắn xen giữa phim[4].
Ban đầu phim dự định kết thúc với việc Harry và Sally chỉ giữ tình bạn mà không tiến xa hơn thành tình yêu, tuy vậy Ephron và Reiner cuối cùng lại cho phim kết thúc bằng đám cưới của hai người vì họ nghĩ đó là cái kết thích hợp hơn, dù không được thực tế[7].

Quay phim

Hai hãng phim tham gia sản xuất là Castle Rock EntertainmentNelson Entertainment.

Nhà hàng Katz's Delicatessen, nơi thực hiện một cảnh quay
Trong khi thực hiện bộ phim, nhiều đoạn hội thoại được Ephron lấy đúng từ những đoạn hội thoại ngoài đời thực giữa Reiner và Crystal[8]. Để nhập vai hơn với tâm trạng của một người đàn ông độc thân cô độc, Crystal ở trong một phòng riêng, ngăn cách với cả đoàn làm phim trong suốt thời gian quay ở Manhattan[8].
Bộ phim có nhiều cảnh quay rất đẹp về mùa thu ở New York cũng như về căn hộ có góc nhìn rộng rãi của Harry. Theo các nhà làm phim, bối cảnh đó là để làm nổi bật mối quan hệ đầy lãng mạn nhưng trớ trêu lại không thể trở thành tình yêu của hai người, họ ở ngay cạnh người yêu mà vẫn cảm thấy cô đơn, cũng giống như cửa sổ nhìn ra Empire State Building ở căn hộ của Harry vừa có thể là góc nhìn đẹp nhất, vừa có thể là góc nhìn cô độc nhất trên thế giới[9].
Phần lớn cảnh quay của phim được thực hiện tại thành phố New York[10]. Nơi dừng chân đầu tiên của Harry và Sally ở New York là dưới một khải hoàn môn nhỏ. Đó là khải hoàn môn nằm ở Washington Square Park, một công viên nổi tiếng ở New York và từng xuất hiện trong nhiều bộ phim Hollywood[11]. Cảnh phim Harry tâm sự với anh bạn Jess về chuyện bị vợ bỏ giữa không gian ồn ào của trận đấu bóng đá Mỹ được thực hiện tại Sân vận động Giants (New York), đây là sân nhà của đội bóng New York Giants, đội bóng cũng xuất hiện trong cảnh quay đó.
When Harry Met Sally... có một cảnh quay đáng nhớ thực hiện tại nhà hàng Katz's Delicatessen ở khu Manhattan, New York. Khi đó hai người đang tranh luận về chủ đề tình dục, để chứng minh quan điểm của mình, Sally đã giả vờ đạt trạng thái cực khoái ngay giữa nhà hàng đông người, cô làm các khách hàng khác chú ý tới mức một phụ nữ lớn tuổi ngồi gần đó đã đề nghị người hầu bàn: "Cho tôi một suất giống cô ấy" ("I'll have what she's having."), diễn viên thủ vai phụ này chính là mẹ của đạo diễn Reiner[9]. Ý tưởng của cảnh quay xuất hiện sau khi đoàn làm phim thấy rằng tác phẩm dường như quá tập trung vào nhân vật Harry và cần phải tạo điều kiện để Sally thể hiện quan điểm của mình. Ephron đã nảy ra ý tưởng về "giả cực khoái" và đề nghị thực hiện cảnh quay tại một nhà hàng. Khi nghe đề nghị của biên kịch, Meg đã nói: "Tốt thôi, tại sao tôi không thử giả một lần, chỉ cần làm một lần nhỉ?"[12]. Cuối cùng thì cảnh quay đã phải thực hiện mất vài giờ đồng hồ[7]. Câu thoại "I'll have what she's having." vào năm 2005 đã được bình chọn xếp thứ 33 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ.

Nhạc phim

Album nhạc phim được hãng Columbia Records phát hành tháng 7 năm 1989 với âm hưởng chủ đạo là nhạc Jazz. Nghệ sĩ trình bày chính là Harry Connick, Jr. cùng ban nhạc, nhạc đệm được soạn bởi Marc Shaiman. Phần trình diễn của Connick đã mang về cho ông giải Grammy đầu tiên, Giải Grammy cho phần trình diễn hay nhất của giọng nam Jazz (Best Jazz Male Vocal Performance)[13]. Album nhạc phim này đã giành vị trí thứ nhất tại bảng xếp hạng Billboard cho thể loại nhạc Jazz truyền thống (Traditional Jazz Chart) và đứng trong Top 50 của bảng xếp hạng Billboard 200[14]. Đây được coi là album đánh dấu bước nhảy vọt trong sự nghiệp của Connick và cũng là album thành công nhất của ông cho tới nay[15].
Ngoài các bài hát có trong album, bộ phim còn sử dụng một số nhạc phẩm khác như Tứ tấu dây số 7 cung Mi-giáng của Wolfgang Amadeus Mozart hay Auld Lang Syne của Robert Burns (cho cảnh cuối phim). Trong phim cũng xuất hiện một đoạn của tác phẩm La Marseillaise (Claude Joseph Rouget de Lisle), quốc ca Pháp, đó là cảnh phim khi Harry và Sally cùng xem đoạn cuối của Casablanca (1942), khi đó hai người có nhắc tới câu thoại Louis, I think this is the beginning of a beautiful friendship. của Casablanca, họ cho rằng đây là "câu kết phim hay nhất mọi thời đại". Trong bảng xếp hạng Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ câu thoại này xếp thứ 20, ngay phía trên câu thoại I'll have what she's having. của chính phim When Harry Met Sally...[16].
Trong cảnh quay khi Harry và Sally đi mua quà cưới cho hai người bạn thân, họ đã thử một loại máy dạng karaoke bằng một bài hát có giai điệu đồng quê, đó là tác phẩm The Surrey with the Fringe on Top (Richard Rodgers, Oscar Hammerstein II) vốn được sáng tác cho vở nhạc kịch Oklahoma!.

Phát hành

Mặc dù không hề có cảnh bạo lực hoặc tình dục nào nhưng phim vẫn bị Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (Motion Picture Association of America) xếp loại "R" ("Restricted" - người dưới 17 tuổi không được vào xem nếu không có người lớn đi kèm)[17]. Để thăm dò phản ứng của khán giả và tạo dư luận, đầu tiên hãng Columbia Pictures chiếu When Harry Met Sally... từ ngày 12 tháng 7 năm 1989 trên một số rạp, sau đó mới chiếu đồng loạt trên toàn nước Mỹ từ ngày 21 tháng 7 năm 1989[1]. Trong tuần đầu tiên phát hành, bộ phim chỉ thu về 1 triệu USD tiền vé trên tổng số 41 rạp[2] và Billy Crystal đã lo rằng phim có thể sẽ thất bại về doanh thu khi nó còn phải đối mặt với nhiều phim bom tấn mùa hè năm đó như Indiana Jones và cuộc Thập Tự Chinh cuối cùng (Indiana Jones and the Last Crusade) hay Người dơi (Batman)[4]. Tuy vậy khi bắt đầu chiếu rộng rãi trên 775 rạp từ ngày 21 tháng 7 thì phim đã thu về ở tuần đầu tiên 8,8 triệu USD tiền vé[2] và doanh thu tổng cộng là 92,8 triệu USD tính riêng ở khu vực Bắc Mỹ, đây là một doanh thu đáng kể nếu so với khoản đầu tư 16 triệu USD cho phim[2].

Đánh giá

Đa số các nhà phê bình đánh giá cao When Harry Met Sally.... Nhà phê bình phim hàng đầu Roger Ebert đã nhận xét Reiner là "một trong những đạo diễn phim hài xuất sắc nhất Hollywood"[18] và rằng bộ phim "ngoài cấu trúc chuẩn mực theo đúng như mong đợi, còn trở nên đặc biệt nhờ sự phối hợp diễn xuất giữa Crystal và Ryan"[19][20]. Còn trên báo The New York Times, Caryn James lại cho rằng When Harry Met Sally... đã "lãng mạn hóa cuộc sống của những người New York thông minh, thành đạt nhưng đầu óc luôn căng thẳng"[21], James cũng đánh giá đây là một "phiên bản hài kịch tình huống của Woody Allen, với đầy các câu thoại và cảnh phim hài hước, nhưng cũng làm người xem không thoải mái vì cảm giác có thể đoán trước được kết cục"[22][23]. Bài phê bình của Rita Kempley trên Washington Post thì ca ngợi Meg Ryan là "Melanie Griffith của mùa hè – một cô nàng tóc vàng đáng yêu cuối cùng cũng có cơ hội để bộc lộ sự cởi mở của mình[24]. Mike Clark trên tờ USA Today đã chấm cho phim 3 trên 4 sao với nhận xét: "Crystal đủ hài hước để được khen ngợi bên cạnh diễn xuất của Ryan. Còn về Meg Ryan thì đây thực sự là vai diễn đột phá của cô, nó một lần nữa chứng tỏ con mắt tinh tế của Reiner trong việc chọn diễn viên"[25][26]. Một trong số các nhận xét tồi hiếm hoi về When Harry Met Sally... là của David Ansen trên Newsweek, ông cho rằng "không ngạc nhiên khi thấy Crystal nắm bắt rất tốt bộ phim hài này, tuy nhiên anh ta tỏ ra quá lạnh và thu mình cho một vai diễn lãng mạn như Harry"[27], David cũng đánh giá bộ phim "có nhiều đoạn xuất sắc nhưng lại không được ghép nối tốt"[28][29].

Giải thưởng

Với kịch bản của When Harry Met Sally..., Nora Ephron đã được đề cử giải Oscar cho kịch bản gốc hay nhất nhưng thất bại trước Tom Schulman với kịch bản phim Dead Poets Society[30]. Tuy vậy bà đã chiến thắng tại hạng mục này của giải BAFTA lần thứ 43. When Harry Met Sally... cũng được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất của giải BAFTA nhưng cũng thất bại trước Dead Poets Society[31]. Ngoài BAFTA, phim còn được đề cử 5 giải Quả cầu vàng ở các hạng mục Phim ca nhạc hoặc hài kịch hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất (cho Reiner), Vai nam chính xuất sắc nhất - Phim ca nhạc hoặc hài kịch (cho Billy Crystal), Vai nữ chính xuất sắc nhất - Phim ca nhạc hoặc hài kịch (cho Meg Ryan) và Kịch bản xuất sắc nhất (cho Nora Ephron), cuối cùng When Harry Met Sally... đã thất bại ở cả 5 đề cử[32]. Năm 2000 When Harry Met Sally... được bầu chọn đứng thứ 23 trong Danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ, và cũng đứng thứ 60 trong danh sách "100 phim hài hước nhất" của kênh truyền hình Bravo[33].

Bán đĩa phim kinh điển Mỹ phụ đề tiếng Việt chất lượng cao tại http://phim-us.blogspot.com

- Chủ shop: Ngọc Anh

- Số điện thoại: 0923045188